Hệ số K trong kế toán là một khái niệm quan trọng, tuy nhiên, cụ thể hệ số K trong kế toán là gì và cách tính hệ số K như thế nào thì không phải ai cũng nắm được. Câu trả lời của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ có ở bài viết sau đây.
1. Hệ số K trong kế toán là gì?
Hệ số K là tham số/ngưỡng giới hạn dùng để kiểm soát rủi ro về hóa đơn được xác định dựa trên tỷ số của tổng giá trị hàng hóa bán ra với tổng giá trị hàng hóa tồn kho và mua vào.
>>> Tìm hiểu ngay: Tại Hà Nội, văn phòng nào cung cấp dịch vụ công chứng chuyên nghiệp và uy tín hàng đầu - Phòng công chứng quận Hoàng Mai.
Theo Công văn 2392/TCT-QLRR năm 2023 của Tổng cục Thuế về việc kiểm tra hóa đơn điện tử, theo đó, Tổng cục Thuế đã xây dựng chức năng trên ứng dụng hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu kiểm soát hóa đơn điện tử, ngăn chặn tình trạng xuất hóa đơn khống.
Trong đó, có một số chức năng chính như sau:
- Hệ thống tự động kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.
- Hệ thống cảnh bảo thực hiện theo tham số K.
Như vậy, hệ số K được hiểu là một tham số hay một ngưỡng giới hạn dùng để kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn dựa trên thương số của Tổng giá trị hàng hóa bán ra trên hóa đơn với tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.
Trường hợp người nộp thuế vượt ngưỡng sẽ cảnh báo và đưa vào “Danh sách NNT thuộc diện giám sát xuất hoá đơn vượt ngưỡng an toàn”.
2. Cách tính hệ số K như thế nào?
Công thức tính hệ số K theo hướng dẫn tại Công văn 2392/TCT-QLRR năm 2023 như sau:
K |
= |
Tổng giá trị hàng hoá bán ra trên hóa đơn |
Tổng giá trị hàng tồn kho + tổng giá trị hàng hóa mua vào trên hóa đơn |
Trong đó:
- K là tham số cảnh báo giám sát hóa đơn
- Tổng giá trị bán ra là tổng giá trị hàng hóa bán ra chưa bao gồm thuế GTGT
>>> Xem thêm: Công chứng là gì? Chứng thực là gì? Phân biệt giữa công chứng và chứng thực.
- Tổng giá trị hàng tồn kho là tổng giá trị hàng tồn kho
- Tổng giá trị hàng hóa mua vào là tổng giá trị hàng hóa mua vào chưa bao gồm thuế GTGT
Trường hợp người nộp thuế sử dụng hóa đơn điện tử vượt ngưỡng hệ số K thì:
- Sẽ bị đưa vào danh sách thuộc diện giám sát xuất hoá đơn vượt ngưỡng an toàn;
- Xem xét, xác định các trường hợp thuộc diện ngừng sử dụng hóa đơn nếu đã xác minh là doanh nghiệp xuất hóa đơn khống thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
3. Quy trình kiểm soát hóa đơn điện tử theo hệ số K
Quy trình kiểm soát hóa đơn điện tử theo hệ số K để ngăn chặn tình trạng xuất hóa đơn khống của cơ quan thuế như sau:
Bước 1: Hệ thống tự động kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào và đưa ra cảnh báo.
>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ - Xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đâu thì nhanh chóng mà giá cả hợp lí?
Bước 2: Kiểm tra kết quả kiểm soát theo hệ số K
Bước 3: Lập “Danh sách NNT thuộc diện giám sát xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn”
Bước 4: Tổ chức kiểm tra các doanh nghiệp nằm trong danh sách
Bước 5: Tổng hợp kết quả kiểm tra từ các Cục Thuế và gửi về Tổng cục Thuế
Trên đây là định nghĩa hệ số K trong kế toán là gì và cách xác định hệ số K,
Như vậy, trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề "Hệ số K trong kế toán là gì? Cách tính hệ số K ra sao?". Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
>>> Văn phòng công chứng cung cấp những dịch vụ nào? Điều kiện để mở văn phòng công chứng theo pháp luật hiện hành?
>>> Thủ tục công chứng giấy tờ mua bán nhà đất gồm những bước nào?
>>> Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ nhanh nhất tại nhà để tránh các hành vi lừa đảo tinh vi hiện nay.
>>> Phí công chứng hiện nay của các văn phòng công chứng có được pháp luật quy định không?
>>> Cơ sở dữ liệu là gì? 5 điều cần biết về cơ sở dữ liệu