Ban quản lý chung cư có quyền hạn gì? Thành lập thế nào?

26/09/2023

Trong thực tế, khi ở nhà chung cư thường có ban quản lý. Vậy, ban quản lý chung cư có quyền hạn gì? Thành lập thế nào? Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ cung cấp thông tin chi tiết trong bài viết này.

>>> Tìm hiểu thêm: Sổ hồng chung cư là gì? Cách đọc thông tin trên sổ hồng như thế nào?

1. Ban quản lý chung cư khi nào cần thiết?

1.1 Trường hợp cần có Ban quản lý chung cư

- Nhà chung cư có thang máy:

Đơn vị có chức năng và năng lực quản lý vận hành nhà chung cư sẽ thực hiện quản lý.

- Nhà chung cư không có thang máy:

Hội nghị nhà chung cư có thể tự quản lý vận hành hoặc thuê đơn vị có chức năng và năng lực quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện.

Ban quản lý chung cư khi nào cần thiết?

1.2 Ban quản lý chung cư cần phải đáp ứng các yêu cầu gì?

- Được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc Luật Hợp tác xã. Và có chức năng quản lý vận hành nhà chung cư.

- Có các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến quản lý vận hành nhà chung cư. Bao gồm bộ phận kỹ thuật, dịch vụ, bảo vệ an ninh, vệ sinh, và môi trường.

- Phải có đội ngũ cán bộ và nhân viên đủ năng lực và được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Như vậy, Ban quản lý có vai trò quan trọng trong quản lý và vận hành. Đảm bảo an ninh, an toàn, và tiện nghi cho cư dân sống trong tòa nhà chung cư.

>>> Tìm hiểu thêm: Công chứng hợp đồng cho thuê nhà ở đâu uy tín? Chuẩn bị bao nhiêu tiền?

2. Ban quản lý chung cư có quyền hạn gì?

2.1 Quyền của ban quản lý chung cư

- Quản lý và vận hành nhà chung cư theo Quy chế và hợp đồng dịch vụ đã ký với Ban quản trị hoặc người đại diện. (Nếu nhà chung cư không thành lập Ban quản trị).

- Ký kết hợp đồng phụ với các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến quản lý và vận hành nhà chung cư. Giám sát việc cung cấp các dịch vụ này.

- Thông báo các nội dung như thu, nộp các khoản kinh phí. Yêu cầu cần chú ý trong các tình huống đột xuất như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn. Hướng dẫn việc lắp đặt thiết bị trong phần sở hữu riêng của chủ sở hữu.

- Thu kinh phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo thỏa thuận với các chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư. Thu và chi trả thù lao cho các thành viên Ban quản trị nhà chung cư. (Theo quyết định của hội nghị nhà chung cư).

Ban quản lý chung cư có quyền hạn gì?

>>> Tìm hiểu thêm: Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

2.2 Trách nhiệm

- Định kỳ báo cáo công khai về công tác quản lý vận hành với Ban quản trị. Báo cáo tình hình quản lý vận hành tại hội nghị nhà chung cư.

- Lấy ý kiến góp ý của người sử dụng về việc cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư.

- Phối hợp với Ban quản trị giải quyết vấn đề khác trong quản lý, vận hành.

- Chấp hành quyết định giải quyết, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư. Hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Ban quản lý chung cư do ai bầu ra?

Ban quản lý chung cư không được bầu ra như Ban quản trị. (Thông qua Hội nghị nhà chung cư hoặc cụm nhà chung cư). Thay vào đó, Ban quản lý được thành lập dựa trên hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành. Ký kết giữa Ban quản trị hoặc người đại diện quản lý và đơn vị quản lý vận hành chung cư, mà không cần sự bầu cử hay bỏ phiếu từ cư dân.

>>> Tìm hiểu thêm: Phí công chứng mua bán nhà là bao nhiêu? Chuẩn bị những giấy tờ gì khi thực hiện?

Như vậy, trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề " Ban quản lý chung cư có quyền hạn gì? Thành lập thế nào?". Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy:  Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khóa tìm kiếm:

>>> Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cần chuẩn bị hồ sơ ra sao?

>>> Hướng dẫn thực hiện thủ tục công chứng di chúc tại nhà cho người hạn chế đi lại

>>> Công chứng giấy ủy quyền có cần cả hai bên có mặt hay không?

>>> Công chứng văn bản hủy hợp đồng ủy quyền cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

>>> Hợp đồng cho thuê đất có cần phải công chứng hay không?

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục