Đảng viên mang thẻ Đảng đi cầm cố thì bị kỷ luật thế nào?

17/10/2023

Thẻ đảng là giấy chứng nhận quan trọng của người đảng viên, được phát khi đảng viên đã được công nhận đảng viên chính thức. Đảng viên có trách nhiệm quản lý và sử dụng thẻ Đảng viên theo đúng quy định của Đảng. Thẻ đảng được các đảng viên hoặc đại biểu dùng mỗi khi biểu quyết trong các Đại hội đảng bộ. Chính vì vậy nhưng có không ít trường hợp, Đảng viên mang thẻ Đảng đi cầm cố để đảm bảo vay tiền. Vậy Đảng viên mang thẻ Đảng đi cầm cố bị kỷ luật thế nào?

>>> Xem thêm: Công chứng là gì? Những điều cần lưu ý về công chứng bạn nên biết

1. Đảng viên mang thẻ Đảng đi cầm cố bị kỷ luật thế nào?

Thẻ Đảng không phải là giấy tờ có giá, không phải là tài sản được sử dụng để thế chấp, cầm cố, tín chấp… theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc pháp luật chuyên ngành liên quan đến ngân hàng.

Theo điểm a khoản 7.1 Điều 7 của Hướng dẫn số 01 năm 2021, Bộ Chính trị nêu rõ, thẻ Đảng là một trong các giấy tờ quan trọng của Đảng viên sau khi đã được công nhận là Đảng viên chính thức.

Do đó, đây chính là giấy tờ để chứng nhận tư cách của Đảng viên chính thức trong chi bộ, tổ chức Đảng. Thẻ Đảng - tấm thẻ có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi Đảng viên, là thứ sẽ theo mỗi Đảng viên suốt cuộc đời.

Đồng thời, Bộ Chính trị của quy định rõ, nếu dùng thẻ Đảng để thế chấp, cầm cố vay, mượn tiền hoặc tài sản khác thì Đảng viên đã vi phạm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ theo điểm đ khoản 3 Điều 29 Quy định số 69 về kỷ luật Đảng viên mới nhất.

Theo quy định đó, Đảng viên mang thẻ Đảng đi cầm cố sẽ phải chịu mức kỷ luật cao nhất là khai trừ. Đây cũng là mức kỷ luật cao nhất với hành vi vi phạm về công tác tổ chức, cán bộ với hậu quả của hành vi là rất nghiêm trọng:

Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng: Là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại rất lớn, gây dư luận xấu, rất bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm mất uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác.

Ngoài ra, các hành vi khác vi phạm công tác tổ chức, cán bộ đến mức bị kỷ luật khai trừ gồm:

- Nhận/môi giới hối lộ để được tuyển dụng, cử tuyển, bổ nhiệm, tiếp nhận, bổ nhiệm lại, bố trí công tác, nâng lương, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật…

- Chạy tuổi, thâm niên, bằng cấp, vị trí công tác, danh hiệu, kỷ luật, luân chuyển... để trục lợi cho bản thân/người khác.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn… để tạo điều kiện, can thiệp, tác động trái quy định vào việc tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, bố trí cán bộ.

- Làm giả, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu để được đi học, tuyển dụng, tiếp nhận vào cơ quan, tổ chức…

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ uy tín giá rẻ, trọn gói từ A-Z, hỗ trợ giao sổ tận nhà

2. Thẻ Đảng viên được sử dụng vào những mục đích nào?

Căn cứ quy định tại Quy định số 24 năm 2023 của Bộ Chính trị, Đảng viên có thể sử dụng thẻ Đảng vào một trong những trường hợp dưới đây:

Biểu quyết trong đại hội Đảng bộ các cấp hoặc trong sinh hoạt Đảng trừ trường hợp các dịp đó quyết định biểu quyết bằng phiếu kín.

Là một trong các loại hồ sơ, giấy tờ nộp kèm theo hồ sơ Đảng viên nếu Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng hoặc kiểm tra hồ sơ hằng năm…

Dùng để căn cứ tính tuổi Đảng và tặng huy hiệu trong các năm 30, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 tuổi Đảng…

Ngoài ra, trong một số trường hợp, Đảng viên có thẻ Đảng còn có thể sử dụng thẻ Đảng để sử dụng thay cho các giấy tờ nhân thân như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/thẻ hoặc vé lên máy bay… để đi máy bay trong nước…

Lưu ý: Thẻ Đảng sẽ được chi bộ và Đảng bộ phát trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất sau khi Đảng viên đó đã được công nhận chuyển từ Đảng viên dự bị sang Đảng viên chính thức.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ thật giả chi tiết, đơn giản tại nhà trong vòng 1 phút

Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy:  Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khóa tìm kiếm:

>>> Ủy quyền nuôi con là gì? Thủ tục ủy quyền nuôi con như thế nào?

>>> Công chứng hợp đồng mua bán nhà cần lưu ý những gì để tránh rủi ro

>>> Thủ tục công chứng mua bán nhà đất cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

>>> Công chứng di chúc là gì? Có bắt buộc phải công chứng di chúc hay không

>>> Phí công chứng giấy ủy quyền khi cha mẹ để lại tài sản cho con

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục